Câu hỏi: Em nhờ VTA tư vấn trường hợp Công ty muốn cho nhân viên nữ nghỉ việc như sau:

– Chị Hồng nghỉ thai sản từ 1/1/2016 đến 30/6/2016, và từ 1/7/2016 đến 14/7/2016 nghỉ việc không lý do. (HĐLĐ 3 năm, đến 2017 hết hạn)
– Chị Hồng sau khi hết thời gian nghỉ thai sản mà không đi làm và xin nghỉ thêm 1 tháng (do không có người giữ trẻ).
– Chị Hồng không làm đơn gửi công ty mà nhắn tin viber cho Giám đốc

Trả lời:

Theo điều khoản d, mục 1, và khoản b mục 2 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 có quy định về việc quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động, nhưng đối với trường hợp này, theo điều 123 Bộ luật lao động và Điều 29 NDD/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung trong Bộ luật lao động có quy định:

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 29. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

1. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
2. Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Kết luận:
Như vậy, theo luật qui định thì trong trường hợp này doanh nghiệp phải đợi hết thời gian lao động này nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, công ty sẽ được xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải.
Hoặc, doanh nghiệp có thể đề nghị người lao động làm đơn xin nghỉ việc theo đúng qui định để làm cơ sở giải quyết thôi việc (Lý do không đảm bảo sức khoẻ,…). Sau đó công ty xử lý báo giảm lao động theo quy định.

Trả lời

Mọi chi tiết về "Dịch vụ kế toán trọn gói", vui lòng liên hệ

Công ty TNHH Dịch Vụ Thuế & Kế Toán Việt Tín

Uy tín tạo nên Giá trị