Quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại

  1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại

Pháp luật Việt nam hiện nay chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên theo Điều 284 Luật thương mại 2005 thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện. Dựa vào quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại , chúng ta có thể hiểu: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền, cũng chính là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng”.

2. Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Chủ thể chính của hợp đồng nhượng quyền thương mại là bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

Pháp luật thương mại đã có ghi nhận các đối tượng có thể trở thành chủ thể của một quan hệ nhượng quyền thương mại, bao gồm: bên nhượng quyền, bên nhận quyền , bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp ( tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/03/2006).Việc đa dạng các hình thức chủ thể này làm cho hoạt động nhượng quyền thương mại trở nên linh hoạt hơn.

Đốivới các thương nhân thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, pháp luật có những quy định cụ thể về điều kiện trở thành bên nhượng quyền. Cụ thể, Tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

Điều kiện đối với thương nhân nhượng quyền quá khắt khe và phức tạp, trong khi đối với thương nhân nhận quyền, pháp luật quy định: “thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.”( Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP).

3. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Pháp luật về nhượng quyền thương mại có quy định khá chi tiết về nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo đó tại Điều 11 Nghị định 35/2006 NĐ-CP đã liệt kê các nội dung cần có của một hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Về cơ bản các nội dung mà pháp luật thương mại Việt nam yêu cầu các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền thương  mại là tương đối đầy đủ và không có sự khác biệt so với quy định của nhiều nước trên thế giới

Trọng tâm của hợp đồng nhượng quyền thương mại là điều khoản về quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền và quyền, nghia vụ của bên nhận quyền. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền được quy định tại Điều 286 và Điều 287  Luật thương mại 2005, trong khi đó Điều 288 và Điều 289 Luật thương mại quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền. Đáng chú ý nhất là nghĩa vụ cơ bản của thương nhân nhượng quyền đối với thương nhân nhận quyền: “ Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1.Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền ;

2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kĩ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền về điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

3.Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

5. Đối xử bình đẳng đối với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại

4. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Điều 285 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.Các và hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Trả lời

Mọi chi tiết về "Dịch vụ kế toán trọn gói", vui lòng liên hệ

Công ty TNHH Dịch Vụ Thuế & Kế Toán Việt Tín

Uy tín tạo nên Giá trị